image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cảnh báo trào lưu vi phạm pháp luật tấn công các bảng “led điện tử” tại các cơ quan, trường học
Lượt xem: 18
Theo Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện tình trạng bảng điện tử quảng cáo LED của các cá nhân, tổ chức trên một số địa bàn thuộc các địa phương trên cả nước bị thay đổi nội dung hiển thị.
Ngày 22/11, Cục An toàn thông tin cho biết, từ cuối tháng 10 đến nay, tình trạng này được ghi nhận trên khắp cả nước, trong đó bảng điện tử quảng cáo bằng đèn LED của nhiều cá nhân, tổ chức bị xâm nhập và đổi thông tin hiển thị. Chỉ cần điện thoại kết nối chung wifi với bảng LED, người dùng có thể thay thông tin bằng cách sử dụng một số ứng dụng, như Led Art trên smartphone. Trong các trường hợp được ghi nhận, Cục An toàn thông tin cho biết người quản lý bảng hiệu chủ yếu sử dụng mật khẩu wifi mặc định hoặc dễ đoán như 88888888, 11111111, 12345678. Việc hàng loạt bảng LED bị sửa nội dung còn xuất phát từ trào lưu trên mạng xã hội. Cục An toàn thông tin cho rằng hàng loạt video trên TikTok, Facebook đã góp phần lan truyền cách làm này.

"Các bạn trẻ coi đây là chiến tích để khoe khoang, dẫn đến nhiều người học và làm theo, khiến tình trạng này xuất hiện ở nhiều nơi trên cả nước", đại diện Cục An toàn thông tin nói.

Điển hình ngày 23-11, ông Nguyễn Đình Thức - trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Pleiku (Gia Lai) - cho biết Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Gia Lai) đã điều tra vụ việc các bảng đèn LED tại 2 trường học ở Pleiku bị thay đổi nội dung. Theo điều tra ban đầu, 1 học sinh lớp 7 của Trường THCS Lý Tự Trọng đã cài đặt phần mềm trên điện thoại, lấy được mật khẩu rồi thay đổi nội dung trên bảng điện tử các trường. Nội dung thay đổi có ngôn từ tục tĩu, phản cảm. Học sinh này cũng khai thêm còn một học sinh lớp 8 của trường khác cùng tham gia vào vụ việc. Hiện cơ quan công an điều tra làm rõ.

 led ly tu trong.png

Các quy định pháp luật về An toàn thông tin mạng

Khoản 8 điều 2 Luật An toàn thông tin mạng năm 2018 giải thích khái niệm "Tấn công mạng" là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử; còn khoản 7 điều 2 luật này giải thích khái niệm "Tội phạm mạng" là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử là hành vi nghiêm cấm và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định tại khoản 2, điều 8 và điều 9 Luật An ninh mạng năm 2018.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Điều 9. Xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng

Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, hành vi xâm nhập, sửa đổi nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30 tới 50 triệu đồng theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 80 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP ban hành ngày 03/02/2020. Mức phạt trên áp dụng đối với đối tượng là tổ chức, mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt với tổ chức theo quy định khoản 3 điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Trường hợp có căn cứ xác định hành vi tấn công mạng đã làm gián đoạn hoạt động của Công an tỉnh, nguy cơ đe dọa đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan này thì đối tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 287, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội "Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử" có khung hình phạt cao nhất là 12 năm tù giam, thấp nhất là 6 tháng tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn bị xử phạt 30 – 200 triệu đồng và cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm

Ngoài ra đối với doanh nghiệp thực hiện quảng cáo sinh quy định được quy định theo: Điều 42. Vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

b) Không ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo vượt diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

b) Không tự tháo dỡ băng-rôn đã hết hạn ghi trong thông báo; không tự tháo dỡ bảng quảng cáo, băng-rôn rách, nát, mất mỹ quan.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không đúng vị trí quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị - xã hội;

b) Thể hiện lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa vượt quá diện tích theo quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị - xã hội;

c) Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang qua đường giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng;

d) Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo sau đây:

a) Sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời;

b) Không thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn.

Để khắc phục, đơn vị này khuyến nghị cá nhân, tổ chức sử dụng bảng quảng cáo LED cần kiểm tra, rà soát mật khẩu wifi đang sử dụng, đổi sang mật khẩu khác phức tạp và khó đoán hơn. Trong trường hợp có thể thiết lập bảng LED bằng kết nối dây cáp, người dùng cũng được khuyến nghị nên tắt wifi để tránh bị truy cập trái phép.Các cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

Lê Thi